Ám ảnh những Khu công nghiệp vùng Đông Bắc

05/08/2014 00:00

(TN&MT) - Trong khi không ít địa phương trên cả nước đang lâm vào tình cảnh lãng phí đất đai do phá vỡ quy hoạch và phát triển “nóng” các KCN, CCN...

(TN&MT) - Trong khi không ít địa phương trên cả nước đang lâm vào tình cảnh lãng phí đất đai do phá vỡ quy hoạch và phát triển “nóng” các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì cũng không thiếu địa phương đang tiếp tục phá vỡ quy hoạch khi liên tục xin chuyển đất lúa thành đất đô thị, đất cho sản xuất công nghiệp.
   
  Để thấy rõ hơn những “nỗi đau” của lãng phí đất, ô nhiễm môi trường từ việc phát triển tràn lan các KCN, Cụm Công Nghiệp, phóng viên báo Tài nguyên và môi trường đã đi dọc vùng Đông bắc trong những ngày đầu tháng Tám...
   
Bài 1: Khu công nghip “phơi tri” – xót lòng dân mất ruộng
   
  Quảng Ninh hiện có 11 KCN đã và đang triển khai xây dựng, tuy nhiên tính đến nay có rất ít KCN được lấp đầy. Đại đa số đang trong tình trạng “đói” doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc hàng trăm ha đất nông nghiệp đang bị “phơi trời” để cỏ dại mọc, làm sân bóng đá và nơi chăn thả trâu bò. Nhiều người nông dân hàng ngày nhìn đất bỏ hoang mà không khỏi xót xa.
   
Quá nhiều KCN – quá ít nhà đầu tư!
   
  Tính đến năm 2020, Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 11 KCN, diện tích 12.000 ha, trong đó có 3 KCN: Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên đã đi vào hoạt động và 2 KCN: Hải Hà, Đông Mai đang được khởi động. Các KCN còn lại phần lớn thiếu vốn, thiếu nhà đầu tư chiến lược, hoặc chỉ thu hút được các dự án thứ cấp nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
   
Khu công nghiệp Đồng Mai vẫn là một khu đất trống
   
  Có mặt tại KCN Cái Lân, nơi được xem là “lá cờ đầu” của Quảng Ninh về lấp đầy chỗ trống, một vị lãnh đạo Ban quản lí KCN Cái Lân cho biết: Với diện tích khoảng 305 ha, Cái Lân là khu liên hợp công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật tốt, hết sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Tới nay chỉ duy nhất KCN Cái Lân đã cơ bản lấp đầy. Tuy nhiên, vị này cũng bày tỏ lo lắng, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế nên tới nay còn nhiều ô đất trống mặc dù đã có chủ.
   
  KCN Việt Hưng có tổng diện tích 301 ha, trong đó có 191 ha đất sản xuất công nghiệp (do Công ty Xây dựng Công trình 507 - Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 làm chủ đầu tư) đã thi công san đắp nền và xây dựng cơ sở hạ tầng hơn 65 ha, hứa hẹn nhiều tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, đi vào khởi động năm 2006 nhưng đến nay chỉ có vài dự án FDI đang hoạt động tại KCN này. Tương tự, KCN Hải Yên (TP. Móng Cái) rộng 182,4 ha, đến nay đã hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng, san nền trên 50 ha và đã xây dựng kết cấu hạ tầng hơn 18 ha, thu hút 4 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó có 2 doanh nghiệp nước ngoài.
   
  Ngoài ra, nhiều KCN khác như: Hải Hà, Đông Mai… mặc dù đã được phê duyệt khá lâu nhưng đến nay còn nhiều chỗ trống. Qua đó, đã để lộ ra nhiều hạn chế về khả năng thu hút đầu tư dẫn đến không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng, trong khi việc quy hoạch xây dựng các KCN chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thuê đất của nhà đầu tư, đã đẩy tới việc nhiều vị trí “vàng” của KCN bị bỏ trống suốt thời gian dài.
   
  Một thực tế phải thừa nhận, Quảng Ninh phát triển công nghiệp đang mâu thuẩn với phát triển du lịch, đây là “bài toán” vô cùng khó khăn đang đặt ra thách thức với Quảng Ninh. Tuy nhiên, để hạn chế ô nhiễm môi trường, phát triển hài hòa các lợi ích kinh tế Quảng Ninh đang ưu tiên cho nền công nghiệp không khói, thiết chặt các ngành, nghề, lĩnh vực gây ô nhiễm lớn, quy hoạch chi tiết các KCN, Cụm công nghiệp và làng nghề,  thẳng tay thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trong KCN mà chậm.
   
   
Nông dân xót đất…
   
  Quảng Ninh là tam giác phát triển kinh tế xã hội phía Bắc (bao gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Tuy nhiên, không ít người dân ở đây lo lắng cho các “Dự án KCN nằm trong quy hoạch” đang nằm trong tình trạng cỏ mọc um tùm.
   
  KCN Đông Mai được xem là dự án trọng điểm đã được tỉnh Quảng Ninh và Chính phủ phê duyệt, tiến hành thu hồi giải phóng mặt bằng từ năm 2008. Hiện hàng trăm héc ta đất nông nghiệp đã được nhường chỗ cho dự án, tuy nhiên tiến độ thì vẫn như “rùa bò”. Được biết, KCN Đông Mai được thành lập theo Quyết định số 2267/QĐ-UBND của UBND tỉnh, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, diện tích 160 ha. KCN Đông Mai do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư, sau khi hoàn thành KCN này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư vào Quảng Ninh. Bên cạnh đó sẽ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh.
   
  Mặc dù nằm cạnh QL18, giao thông đi lại thuận lợi, nhưng sức hút của KCN này lại rất hạn chế. Hiện tại chỉ có một công ty nước ngoài đang đầu tư nhà xưởng tại đây, còn phần lớn diện tích ở KCN vẫn để “phơi trời”, cỏ dại mọc um tùm, làm nơi chăn thả gia súc.
   
  Anh Nguyễn Văn Thanh, người dân bán nước gần KCN cho biết: Năm 2008, dự án KCN được triển khai, tưởng đâu nay mai gia đình sẽ bán hàng tạp hóa phục vụ công nhân, nhưng đợi mãi tới nay KCN vẫn chưa có Công ty nào đi vào hoạt động. Ngoài ra, nhiều người nông dân khi nhường đất lại cho dự án đã được hứa hẹn nhận vào làm công nhân của các công ty, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có ai được chính thức tuyển vào làm và họ vẫn “dài cổ” đợi thêm một thời gian nữa khi mà nhà máy duy nhất của KCN đang xây dựng và cũng chưa chốt được ngày đi vào hoạt động chính thức.
  Điều đáng tiếc là hàng chục ha đất của KCN đang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm… nhiều người dân đã xin chính quyền canh tác tạm thời, nhưng cũng chỉ trồng được cây đậu, ngô, khoai… còn trồng lúa thì tuyệt nhiên không sao cày cấy được do hệ thống kênh mương cung cấp nước đã bị bịt kín trong quá trình san lấp.
   
Lê Xuân
  Bài 2: Khổ vì… KCN ô nhiễm
   
KCN Đông Mai vẫn là một khu đất trống
       Việc phát triển các khu công nghiệp (KCN) là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Hiện nước ta có trên 330 KCN đã được phê duyệt thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 90.900 ha, trong đó có 232 KCN đã đi vào hoạt động và hơn 100 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Hiệu quả kinh tế xã hội mà các KCN mang lại đã thấy rõ, hàng năm tạo ra 40% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 60% giá trị xuất khẩu của cả nước và giải quyết việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp và gần 1,8 triệu lao động gián tiếp. Bên cạnh những đóng góp tích cực, các KCN đang tạo ra nhiều thách thức, đe dọa trực tiếp đến đời sống người dân, phần lớn liên quan đến vấn đề nhượng đất cho dự án và vấn nạn ô nhiễm môi trường do các nhà máy ở KCN gây ra.
    
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ám ảnh những Khu công nghiệp vùng Đông Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO