5 Lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc vào tháng giêng

22/02/2018 17:13

(TN&MT) - Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, tháng giêng luôn là tháng của Lễ hội. Lễ hội ở mỗi địa phương sẽ có những nét đặc trưng riêng, toát...

(TN&MT) - Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, tháng giêng luôn là tháng của Lễ hội. Lễ hội ở mỗi địa phương sẽ có những nét đặc trưng riêng, toát lên bản sắc văn hóa của vùng đó. Đối với những người dân miền Bắc, Lễ hội chùa Hương; chùa Yên Tử; chùa Keo; đền Bà chúa Kho hay hội Lim… là những lễ hội lớn, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Lễ hội chùa Hương

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội hàng triệu phật tử cùng người dân khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, về với nơi đất phật. Đây là nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành.
 

chua huong

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội.  Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Năm nay, ngày khai hội chính thức là 8/2 dương lịch. Theo ban tổ chức, mùa lễ hội năm nay có nhiều điểm mới thuận tiện hơn cho du khách tới hành hương, tham quan.

Lễ hội Yên Tử

Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyệnUông Bí, Quảng Ninh) là nơi vua Trân Nhân Tông hóa Phật, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật Việt Nam, một dòng Thiền có một không hai trên thế gian này. Những năm gần đây, Yên Tử trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước.  

Năm nay lễ hội Yên Tử sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch. Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn.

Lễ hội đền Bà chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

ba chua kho

Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đối với người dân, nhất là giới kinh doanh, làm ăn buôn bán, đây là lễ hội “không thể bỏ qua”. Lễ hội được khai mạc vào ngày 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

Hội chùa Keo (ngày 14 tháng Giêng)

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Một năm chùa mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán và Hội chính mùa thu, từ ngày 13 đến ngày 15/9 âm lịch. Hội tháng 9 gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư (13-9 là 100 ngày mất của ngài, còn 14 tháng 9 là ngày sinh).

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước và qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống. Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.

+ Lễ hội Lim (Bắc Ninh)
 

hội lim

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Theo đó, 8h ngày 13/1 âm lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Để hát thờ, các liền anh,liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
5 Lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc vào tháng giêng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO