390 loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Bangladesh

16/07/2016 00:00

(TN&MT) -  Báo cáo gần đây nhất trong sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ghi nhận có 390 loài động vật bị đe dọa và 31 loài được xếp loài theo khu vực tuyệt chủng.

Năm 2000, IUCN Bangladesh lần đầu tiên công bố danh sách đỏ động vật bị đe dọa của Bangladesh. 15 năm sau, danh sách đã được cập nhật bao gồm hai nhóm không xương sống gồm Động vật giáp xác và bướm. Trong 30 tháng qua, tổng cộng có 1619 loài động vật thuộc bảy nhóm - động vật có vú (138), chim (566), các loài bò sát (167), động vật lưỡng cư (49), các loài cá nước ngọt (253), động vật giáp xác (141), và bướm (305) đã được đánh giá. Danh sách đỏ được cập nhật gần đây đã được công bố tại một sự kiện ở Dhaka, Bangladesh.

Trong quá trình đánh giá, 160 giám định viên ở Bangladesh đã tiến hành đánh giá và phân loại 390 loài bị đe dọa: 56 loài đang cực kỳ nguy cấp (CR), 181 loài đang nguy cấp (EN), 153 là nguy cấp (VU) và đáng lo ngại, 31 loài đã được xếp loại theo khu vực tuyệt chủng (RE). Việc đánh giá cũng liệt kê được 278 loài “thiếu số liệu", đồng thời chỉ ra một bất cập của các thông tin sẵn có để trực tiếp hoặc gián tiếp đánh giá trên các loài này.

Danh sách đỏ của Bangladesh năm 2015 cho thấy rằng một số lượng lớn các loài gần đây đã trải qua sự suy giảm nhanh chóng. Quá trình đánh giá toàn diện này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các mối đe dọa chi phối đến động vật hoang dã như: khai thác quá mức và môi trường sống suy thoái. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp xác định nơi nghiên cứu trong tương lai là cần thiết nhất.

Kết quả đánh giá 1619 loài động vật thuộc bảy nhóm: động vật có vú, chim, các loài bò sát, động vật lưỡng cư, cá nước ngọt, động vật giáp xác và bướm ở Bangladesh
Kết quả đánh giá 1619 loài động vật thuộc bảy nhóm: động vật có vú, chim, các loài bò sát, động vật lưỡng cư, cá nước ngọt, động vật giáp xác và bướm ở Bangladesh

Trong bảy tập, các thông tin chi tiết về phân bố địa lý, hình ảnh và tình trạng hiện tại của mỗi loài của đất nước đã được đưa sau Hướng dẫn trong Danh sách đỏ toàn cầu mới nhất. Những số liệu làm nổi bật các loài bị đe dọa và vấn đề thiếu số liệu cho các yêu cầu nghiên cứu và nhiều nỗ lực bảo tồn để bảo vệ môi trường sống tự nhiên của chúng. Hơn 200 giám định viên có học thức, năng động và được đào tạo tốt; cá nhiếp ảnh gia và điều tra viên đã làm việc tích cực để thực hiện quá trình đánh giá, và cuối cùng là tình trạng sách đỏ được cập nhật đã được xuất bản.

Danh sách đỏ của Bangladesh năm 2015 được coi là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử bảo tồn của đất nước này. Người ta hy vọng rằng công việc này sẽ là một chất xúc tác để xây dựng nhận thức và tạo sự đồng thuận trong việc tăng cường những nỗ lực bảo tồn.

Buổi lễ ra mắt cuốn sách đã được tổ chức vào ngày 22 tháng 6 năm 2016 tại Dhaka. Sự kiện này đã tạo ra một chấn động truyền thông lớn bao gồm cả trên phương tiện truyền thông xã hội và cơ bản tập trung vào các nhu cầu cấp thiết để bảo tồn các loài bị đe dọa ở Bangladesh.

Buổi lễ ra mắt cuốn sách đã được tổ chức vào ngày 22 tháng 6 năm 2016 tại Dhaka (Bangladesh)
Buổi lễ ra mắt cuốn sách đã được tổ chức vào ngày 22 tháng 6 năm 2016 tại Dhaka (Bangladesh)

Danh sách đỏ của Bangladesh 2015 đã được chuẩn bị dưới hình thức Cập nhật loài trong sách đỏ của Bangladesh, tự nó là một tiểu dự án thuộc dự án "Hợp tác Tăng cường khu vực để bảo vệ động vật hoang dã (SRCWP) của Cục Lâm nghiệp Bangladesh được tài trợ bởi Thế giới Ngân hàng. Trong 2,5 năm diễn ra quá trình đánh giá, các thành viên Chương trình các loài toàn cầu của IUCN, các Ủy ban bảo tồn loài IUCN, IUCN Bangladesh, Cục Lâm nghiệp Bangladesh, giáo viên và các nhà khoa học từ nhiều trường đại học nổi tiếng, các viện nghiên cứu và cơ quan chính phủ và phi chính phủ khác đã làm việc chặt chẽ với nhau để đảm bảo rằng việc phân tích chính xác nhất được tiến hành để phân loại các loài.

Danh sách đỏ cập nhật ​​sẽ tạo đà hồi sinh trong bảo tồn đa dạng sinh học ở Bangladesh, với mục tiêu tạo ra sự cấp bách, khẩn trương để tiến hành liệt kê thêm các hệ sinh thái, thực vật, côn trùng, cá biển và động vật giáp xác trong sách đỏ; xác định tình trạng hiện tại của chúng ở Bangladesh. Chính phủ Bangladesh tiếp tục thể hiện cam kết để thực hiện tất cả các bước cần thiết hướng tới quản lý tốt hơn các loài động vật hoang dã và đa dạng sinh học của đất nước.

Tuyết Chinh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
390 loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Bangladesh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO